Hoen ố bởi hành vi bạo lực của CĐV, bóng đá Pháp đặt ra câu hỏi: Tại sao (phần 3)

Hoen ố bởi hành vi bạo lực của CĐV, bóng đá Pháp đặt ra câu hỏi: Tại sao (phần 3)

Thế nhưng lời biện hộ đó cũng không tránh khỏi sự soi xét. Pháp không phải là quốc gia duy nhất cảm nhận được sự rạn nứt dân sự khi nó xuất hiện, và trở thành một thực trạng mới không mấy vui vẻ.

Hầu hết các giải VĐQG hàng đầu Châu Âu, nơi cũng đón nhận làn sóng tương tự, nhưng chẳng có nơi nào đối mặt với làn sóng bạo lực ở mức độ mà Ligue 1 đang đối mặt.

Ronan Evain, giám đốc điều hành của Football Supporters Europe, cho biết: “Có cảm giác chuỗi sự kiện này hơi giống với tâm lý cá tuyết khi nó liên quan đến sự căng thẳng trong xã hội thể hiện ở sân vận động,”. Ông nói, nhiều khả năng các hành vi bạo lực này minh họa cho sự thất bại về cơ cấu và thể chế.

Hoen ố bởi hành vi bạo lực của CĐV, bóng đá Pháp đặt ra câu hỏi: Tại sao (phần 3)

“Như thể các câu lạc bộ đã mất đi một chút chuyên môn của mình vậy,” ông nói. “Trong trận đấu giữa Lens và Lille, trên các khán đài còn không có làn ngăn cách giữa khu vực của các CĐV nhà và CĐV khách. Tôi chưa từng thấy điều đó xảy ra ở bất cứ sân vận động nào trong suốt 20 năm xem bóng đá của mình, có khi hơn.

Các câu lạc bộ đã nhiều lần nhấn mạnh những thủ tục dành cho cổ động viên khi quay trở lại sân, nhưng dường như nó cũng không đủ để đảm bảo an ninh.”

Evain lập luận rằng điều này có thể được lý giải với việc đã không còn đủ lượng nhân viên an ninh có kinh nghiệm làm việc trong sân vận động kể từ sau đại dịch Covid 19, và ông liên kết các sự kiện ở Pháp với cảnh tượng tại SVĐ Wembley vào tháng 7 vừa rồi, khi hàng ngàn cổ động viên không có vé đã tràn vào sân khi ĐT Anh đối đầu Italy ở trận chung kết Euro 2020.

Một bản đánh giá đã được đưa ra và cho rằng sự thất bại trong các quy chế kiểm duyệt đã khiến cho những nhân viên an ninh ngày hôm đó gặp phải cơn ác mộng thực sự, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng khi nhiều người đã bị các CĐV hung hãn giẫm đạp lên.

 

“Bạn không thể đòi hỏi những người được trả lương dưới mức trung bình, thiếu kinh nghiệm, thiếu sự đào tạo phải mạo hiểm tính mạng của mình để ngăn những CĐV chạy vào sân.” Evain nói.

Nicolas Hourcade, một nhà xã hội học tại École Centrale de Lyon, người chuyên về các phong trào của người hâm mộ, cho rằng sự thiếu chuyên môn đã cộng thêm vào những khó khăn tài chính mà các đội Pháp phải đối mặt. Pháp, giải đấu trong số các giải VĐQG lớn của châu Âu, đã chọn không kết thúc mùa giải 2019-20 bị gián đoạn do đại dịch của mình và các đội của họ vẫn đang quay cuồng vì sự sụp đổ thỏa thuận phát sóng của giải đấu theo sau quyết định đó.

“Có thể các câu lạc bộ đã không đầu tư đủ vào khâu an ninh,” ông nói, “điều này sẽ giải thích tại sao các biện pháp đôi khi là không hữu hiệu.”

 

Còn tiếp… 

 

Đề xuất của biên tập viên:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post Hoen ố bởi hành vi bạo lực của CĐV, bóng đá Pháp đặt ra câu hỏi: Tại sao (phần 2)
Hoen ố bởi hành vi bạo lực của CĐV, bóng đá Pháp đặt ra câu hỏi: Tại sao (phần cuối) Next post Hoen ố bởi hành vi bạo lực của CĐV, bóng đá Pháp đặt ra câu hỏi: Tại sao (phần cuối)