Nhưng trong khi điều đó cung cấp một lời giải thích khả thi cho việc tại sao bóng đá Pháp lại trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hành vi bạo lực, nó không cung cấp cái nhìn sâu sắc về gốc rễ của vấn đề. Maracineanu, Bộ trưởng thể thao, đã đổ lỗi cho các nhóm CĐV cực đoan của Pháp, kêu gọi các người dẫn đầu các nhóm ultras “kiểm soát đội quân hung hăng của mình.” Nhưng nó không đơn giản như vậy.
Tại phiên điều trần của Serriere, có thông tin cho rằng anh ta đã là một người hâm mộ Lyon trong gần 15 năm – mặc dù các bản tin cho biết anh ta đã tham dự phiên tòa trong chiếc áo của Bayern Munich – nhưng không phải là thành viên của bất kỳ nhóm hay tổ chức nào. Nói cách khác, anh ta không phải là một kẻ cực đoan.
Pierre Barthélemy, một luật sư đại diện cho phong trào của các nhóm ultras, cho biết: “Đã có những vụ việc liên quan đến các nhóm cực đoan.” Anh ấy trích dẫn hai sự kiện, cụ thể, bao gồm việc CĐV tràn vào sân tại Lens, mà Pierre cho rằng đã được khơi mào bởi sự hiện diện của “hooligans Bỉ” trong số những người hâm mộ Lille đến dự trận đấu đó, và một sự cố tại một trận đấu ở Montpellier nơi mà nhóm ultras đón nhận làn sóng tẩy chay.
“Khi trận đấu bị hủy bỏ ở Nice, đó là vì các nhà chức trách đã để cổ động viên ném pháo sáng xuống sân liên tục trong vòng 40 đến 50 phút. Đây không phải những sự kiện có tổ chức. Nó xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên, và hầu hết trong số chúng không đến từ các nhóm ultras.” Pierre phát biểu.
Thế nhưng điều đó lại khiến vấn đề này còn khó để quản lý hơn. Pháp là quốc gia có những biện pháp trừng trị nghiêm khắc nhất ở Châu Âu cho các hành vi quấy rối trên khán đài, Evian nói, bao gồm cả việc đóng cửa một phần khán đài hay cả sân vân động.
Vị luật sư này lo sợ rằng làn sóng hiện tại sẽ phải đối mặt với sự giải pháp của “đại đa số”: kêu gọi thiết lập nhiều hơn bộ phận giám sát CĐV trong sân, và đáp trả mọi hành vi và sự cố, bất kể là riêng cá nhân, với những hình phạt tập thể. Đã có ít nhất một ông chủ CLB thừa nhận rằng sẽ thà chấp nhận đội bóng của mình chơi không có khán giả nếu căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang.
Nhưng điều quan trọng hơn, là bản chất thực sự của vấn đề này tại Pháp còn khiến nó trở nên phức tạp hơn rất nhiều. “Các hành vi bạo lực gây ra bởi nhóm ultras và các CĐV còn lại không hề có mối liên hệ nào.” nhà xã hội học Hourcade chia sẻ.
Ông cho rằng bạo lực có thể là do thất bại một cách có tổ chức. Hoặc đó có thể là do sự uất ức đã bị kìm nén từ lâu giữa các ultras, giờ đây đã tái xuất sau thời gian dài im hơi vì đại dịch.
Nhưng xâu chuỗi lại tất cả là một cảm giác rằng sân vận động giờ đây đã trở thành nơi các lằn ranh và những điều cấm kỵ có thể bị xóa nhòa, và chỉ gần 4 phút bước vào một trận đấu, khi tiếng còi mãn cuộc vừa dứt và trận đấu còn chưa nóng máy, một người hâm mộ có thể nhìn vào một cái chai và không biết tại sao, nhặt nó lên và ném nó vào một cầu thủ, và giáng một đòn nữa vào hình ảnh mà bóng đá Pháp trưng ra cho thế giới.
Đề xuất của biên tập viên:
- Kylian Mbappe: Sự ràng buộc với Paris và màn thử lửa trước đội bóng trong mơ của mình (phần 1)
- Kylian Mbappe: Sự ràng buộc với Paris và màn thử lửa trước đội bóng trong mơ của mình (phần 2)
- Kylian Mbappe: Sự ràng buộc với Paris và màn thử lửa trước đội bóng trong mơ của mình (phần 3)
- Kylian Mbappe: Sự ràng buộc với Paris và màn thử lửa trước đội bóng trong mơ của mình (phần 4)
- Kylian Mbappe: Sự ràng buộc với Paris và màn thử lửa trước đội bóng trong mơ của mình (phần 5)
- Kylian Mbappe: Sự ràng buộc với Paris và màn thử lửa trước đội bóng trong mơ của mình (phần 6)